Công nghệ NVIDIA G-Sync - Công nghệ cao cấp dành cho game thủ
Với công nghệ hiển thị G-Sync đến từ NVIDIA, màn hình máy tinh·ASUS giúp bạn chơi game mượt mà và nhanh hơn bao giờ hết, công nghệ G-Sync giúp loại bỏ tình trạng rách màn hình, giảm thiểu độ trễ màn hình.
Bạn hoàn toàn có thể thả mình tận hưởng các tựa game bắn súng có cấu hình cao hay các màn đua xe cực đỉnh ở tốc độ khung hình siêu nhanh.
G-Sync được nhiều người đề cập đến và mong muốn sở hữu, nhưng G-Sync thực sự là gì không hẳn ai cũng biết.
Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp mọi thứ bạn cần biết về công nghệ G-Sync của Nvidia.
G-Sync là gì?
G-SYNC là công nghệ của NVIDIA giúp đồng bộ hóa tần số quét của màn hình với tốc độ khung hình của card đồ họa để cải thiện hiệu suất trong các tựa game. Tất cả các card đồ họa GeForce GTX bắt đầu từ GTX 650 Ti Boost đều hỗ trợ G-SYNC miễn là người dùng có màn hình chơi game tương thích G-SYNC.
G-SYNC là công nghệ của NVIDIA giúp đồng bộ hóa tần số quét của màn hình.
Cách kích hoạt NVIDIA G-Sync trên máy vi tính
Nếu đang dùng màn hình G-Sync và card đồ họa hỗ trợ G-Sync, bạn cần phải thực hiện một số thao tác để chúng hoạt động:
Vào Windows, mở NVIDIA Control Panel bằng cách bấm chuột phải trên màn hình desktop và chọn “NVIDIA Control Panel”, hoặc mở “NVIDIA Control Panel” trong Start menu.
Tiếp theo, vào Display > Set up G-SYNC. Kiểm tra xem đã đánh dấu chọn “Enable G-SYNC” chưa. Theo mặc định, G-Sync chỉ được kích hoạt khi chơi game đầy màn hình (Full Screen). Bạn có thể chuyển qua tùy chọn “Enable G-Sync for windowed and full screen mode”. Tùy chọn này sẽ kích hoạt G-Sync ngay cả khi bạn chơi game ở windowed mode. Bấm “Apply” sau khi hoàn tất.
G-Sync hiện đã tương thích với màn hình FreeSync
Nvidia đã thực hiện một động thái đáng hoan nghênh gần đây để giúp G-sync dễ tiếp cận hơn tới các game thủ. Vào tháng 1 năm 2019, Nvidia tuyên bố rằng họ sẽ phát hành bản cập nhật driver giúp GPU của hãng này có khả năng hoạt động với màn hình FreeSync. FreeSync cũng giống như G-sync, được AMD phát triển, nhưng bây giờ bản thay thế này đã không còn được sử dụng nữa. Người dùng không cần phải sử dụng GPU AMD để tận dụng màn hình sở hữu công nghệ FreeSync.
Về mặt kinh doanh, thật hợp lý khi Nvidia thực hiện điều này, vì người tiêu dùng không hướng tới việc mua GPU AMD cho màn hình FreeSync của họ. Nhưng đồng thời nó cũng là một tin tốt cho người tiêu dùng, vì màn hình FreeSync có xu hướng rẻ hơn nhiều so với G-Sync.
Công nghệ hiển thị G-Sync.
Điều kiện để kích hoạt NVIDIA G-Sync
Card đồ họa có cổng DisplayPort 1.2
GPU: chức năng G-SYNC có mặt trong các GPU từ NVIDIA GeForce GTX 650Ti BOOST GPU trở lên
O/S: Windows 7, 8, 8.1 và Windows 10
Driver: R340.52 hoặc lớn hơn
Danh sách màn hình hỗ trợ G-Sync
Cũng trong lần ra mắt chính thức này, Nvidia cũng công bố các màn hình hỗ trợ G-Sync trong lộ trình sản phẩm của 2 đối tác Acer và Asus. Cụ thể sẽ có 7 màn hình được bán ra trong năm nay, trong đó:
- Một màn hình 27” độ phân giải 2560 x 1440 (tỉ lệ 16 : 9)
- Hai màn hình 27” độ phân giải 4K (tỉ lệ 16 : 9)
- Một màn hình 28” độ phân giải 4K (tỉ lệ 16 : 10)
- Hai màn hình 34” độ phân giải 3440 x 1440 (tỉ lệ 21 : 9)
- Một màn hình 35” độ phân giải 2560 x 1080 (tỉ lệ 21 : 9)
Tổng hợp các ưu điểm nổi bật của G-Sync
- G-Sync: Không xé hình, không lag, không trễ
Các màn hình hỗ trợ G-Sync có tần số làm tươi động, không cứng nhắc làm tươi định kỳ mỗi 16 ms một lần nữa (đối với màn 60Hz), mà nó chỉ làm tươi mỗi khi có khung hình mới được vẽ xong. Nhờ đó G-Sync vẫn khắc phục hiện tượng xé hình nhưng không xuất hiện lag trễ
- Tạo ra những hình ảnh chuyển động mượt mà hơn cho game
- G-Sync đã có mặt trên laptop và có thêm tính năng Windowed Mode
- Chip xử lý G-SYNC sẽ được tích hợp trực tiếp vào các thế hệ màn hình ra mắt trong tương lai gần
- Không yêu cầu một bo mạch riêng mà tận dụng ngay các chức năng có sẵn trong chuẩn embedded DisplayPort (eDP) dùng để kết nối GPU GeForce với màn hình của laptop.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.